Ngày nay sàn gỗ đang là mốt thời thượng của mọi gia đình, không chỉ đem lại cảm giác mát, sàn gỗ còn có tác dụng cách âm tốt. Ngoài ra, những hoa văn, màu sắc của sàn gỗ giúp bạn có cảm giác gần gũi hơn với tự nhiên. Để có một công trình sàn gỗ đẹp, thẩm mỹ thì việc lựa chọn đơn vị thi công là một vấn đề rất quan trọng để đảm bảo sao cho sàn gỗ luôn bền đẹp, không bị hư hại trong quá trình sử dụng, điều đó phụ thuộc phần nhiều vào chất lượng gỗ ván sàn và đội ngũ thi công sàn gỗ, cũng như cách bảo quản của quý gia chủ.
Với đội ngũ thợ thi công sàn gỗ chuyên nghiệp, chất lượng, kỷ luật, nhiều năm kinh nghiệm trong thi công đồ mộc và sàn gỗ, nội thất Huỳnh Gia Mộc luôn tự tin đem đến cho bạn sự hài lòng tuyệt đối về các công trình mà chúng tôi đảm nhiệm. Chúng tôi quy tụ trong một tập thể vững mạnh, luôn sẵn sàng thi công sàn gỗ cho những dự án mà các bạn đang triển khai.
Mẫu thiết kế công trình thi công sàn gỗ của Huỳnh Gia Mộc
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm cũng như kiến thức về lót ván gỗ hãy đến với chúng tôi để được nhân viên tư vấn hổ trợ đầy đủ, kịp thời cũng như các chế độ bảo hành chu đáo với tinh thần trách nhiệm cao, quý khách sẽ hài lòng về mọi sản phẩm do chúng tôi thi công. Đặc biệt chúng tôi luôn cử giám sát kỹ thuật đi kèm với mọi công trình mà thợ của chúng tôi thi công. để đảm bảo chất lượng và tiến độ cho công trình mà quý vị giao phó cho chúng tôi hoàn thiện. Chúng tôi cam kết giá cả sẽ phù hợp với chất lượng thi công cũng như thoả thuận giữa chúng tôi và quý vị khách hàng.
Quy trình thi công sàn gỗ
1. Lắp đặt ván sàn
- Bước 1: Làm sạch bề mặt sàn, kiểm tra độ phẳng của bề mặt sàn.
Nếu còn một vài chỗ gồ ghề thì xử lý để đảm bảo bề mặt sàn thật phẳng.
- Bước 2: Tiến hành trải lớp lót sàn.
Lớp lót sàn được trải liền nhau theo chiều rộng hoặc chiều dài của căn phòng, trải bề mặt đã được tráng nilon xuống dưới. Hai lớp lót liền kề nhau được nối liền bằng băng dính.
- Bước 3: Lắp đặt sàn
Mặt sàn sẽ được ghép bắt đầu từ góc phòng, và nối tiếp nhau từ trong ra ngoài.
Các tấm ván sàn được ghép liên tục theo từng hàng, các mép nối đầu mỗi thanh gỗ được ghép so le nhau. Khoảng cách giữa chân tường và mép sàn gỗ là 10mm, đây là khoảng cách bắt buộc để có thể ghép mộng cho tấm ván cuối cùng, đồng thời cũng chính là khoảng cách an toàn cho phép sự giãn nở của toàn bộ mặt sàn sau một quá trình sử dụng.
- Kết thúc sàn tại các mép với chân tường, ván sàn được ghép cách chân tường 10mm. Sau đó được che kín bởi phào chân tường hoặc nẹp kết thúc.
- Kết thúc sàn tại mép của (dùng nẹp kết thúc)
- Kết nối sàn khi chuyển màu, giữa hai phòng với nhau hoặc giũa sàn gỗ và nền sàn bằng vật liệu khác (Dùng nẹp nối chữ T)
3. Lắp đặt phào chân tường
- Phào chân tường phổ biến hiện nay là phào gỗ MDF phủ vân gỗ. (ngoài ra còn có một số loại phào khác như phào nhựa, phào gỗ tự nhiên nhưng ít phổ biến hơn).
- Phào chân tường có tác dụng cố định mép của ván sàn, ép sàn xuống sát mặt nền, đồng che hết khe hở giữa mép sàn và chân tường.
- Phào gỗ MDF vân gỗ được cố định với chân tường bằng đinh chuyên dụng đóng phào.
Sau khi đã gép xong sàn, phào và nẹp, thợ thi công sẽ tiến hành kiểm tra lại toàn bộ sàn, bơm keo silicon vào một số khe hở giáp với tường, khung cửa, ... dọn dẹp sàn và bàn giao cho chủ nhà.
Toàn bộ quy trình thi công gồm 3 bước như trên, thời gian thi công trung bình cho một phòng 20m2 sàn là 4 giờ nếu không gian thi công thoáng (không có đồ đạc trên đó). Toàn bộ quá trình thi công hoàn toàn không có tác động đáng kể gì đến kết cấu của ngôi nhà, chỉ có một chút tiếng ồn nhẹ của máy cắt và máy khoan và hơi bụi. Trong trường hợp nhà đã kê đồ, chúng tôi có thể dồn đồ sang một phía để thi công rồi lại dồn đồ sang phía bên kia để thi công nốt phần còn lại.