Kích thước của cửa về cơ bản là phải đảm bảo việc đi lại, tiện lợi về mặt sử dụng và lấy sáng cũng như thông gió một cách tốt nhất sao cho không quá bí bích chật chội cũng không quá rộng gây lãng phí mà không tạo được hiệu quả cho không gian sinh hoạt. Ngoài những yếu tố cần phải đảm bảo đó mẫu
cửa gỗ đẹp còn phải lấy được thông số theo thước lỗ ban để đảm bảo hơn về mặt phong thủy trong thiết kế kiến trúc mặt bằng.
Kích thước thông thủy là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng. Trong thiết kế
cửa gỗ thông thủy người ta căn cứ vào khoảng cách lọt lòng của cửa, nơi mà nội khí có thể đi qua được và không bị chắn bởi bất cứ vật gì. Cụ thể người ta sẽ tính kích thước thông thủy theo khoảng cách chiều rộng giữa hai bờ khuôn cửa gỗ và khoảng cách chiều dài từ khuôn trên đến mặt sàn nhà.
Kích thước thông thủy của cửa đi
Để tính kích thước thông thủy cho cửa gỗ người ta sử dụng một loại thước được gọi là “Lỗ Ban”. Thước Lỗ Ban dùng để đo cửa đi chính của ngôi nhà, cửa phòng ngủ, cửa hậu, cổng ngõ, đường luồng trong nhà, bàn làm việc, giường ngủ, khuôn viên bếp… Hiện nay người ta thường sử dụng loại thước Lỗ Ban dài 43cm chia thành 8 cung bằng nhau là Tài, Bệnh, Ly, Nghĩa, Quan, Kiếp, Hại, Bổn. Ngoài ra còn có một loại khác dài 51cm chia thành 8 cung bằng nhau như Quý nhân, Hiểm họa, Thiên tai, Thiên tài, Nhân lộc, Cô độc, Thiên tặc, Tể tướng.
Các bạn chỉ cần lấy một chiếc thước Lỗ Ban và đo khoảng cách chiều rộng, chiều dài của hai bức tường (nơi định lắp cửa) để có kích thước chuẩn xác. Sau đó các kiến trúc sư sẽ tiến hành thiết kế khuôn cửa và cánh cửa dựa trên những tỉ lệ nhất định, nhằm đảm bảo giữ đúng khoảng cách thông thủy theo yêu cầu.
Dưới đây là một vài kích thước thông dụng cho cửa.
* Đối với cửa đi chính hai cánh đều:
1,53m (Nghinh phúc – Tài lộc)
1,54m (Lục hợp – Tấn ích)
1,55m (Tiến bảo – Phú quý )
1,555m ( Tài Đức – Phú quý)
1,66m (Tiến bảo – Tài chí)
1,67m – 1,675m (Thêm phúc – Tài chí)
* Đối với cửa đi chính hai cánh lệch
1,25m (Tài chí- Đăng khoa)
1,26m (Thiên đức – Đăng khoa)
1,27m (Hỷ sự – Tiến bảo)
1,28m (Tiến bảo – Tiến bảo – Hưng vượng – Thêm phúc)
1,33m (Đại cát – Lục hợp – Nghinh phúc)
1,34m (Tài vượng – Đại cát – Nghinh phúc)
1,45m (Đăng khoa – Thêm đinh)
1,46m (Thêm đinh – Quý tử)
1,47m (Lợi ích – Thêm đinh)
1,48m (Hưng vượng – Quý tử)
* Đối với cửa thông phòng, cửa vệ sinh
0,80m – 0,81m (Tài vượng – Tài chí)
0,82m (Tài chí – Đăng khoa)
0,86 – 0,90 (Thiên đức, Tài đức, Hỷ sự, Bảo khố, Tiến bảo, Thêm phúc, Lục hợp)
1,06m (Quý tử – Đăng khoa)
1,07m (Đại cát – Quý tử)
1,08m (Thuận khoa – Thêm Đinh)
1,09m (Tài lộc – Hưng vượng)
Trên đây chỉ là một vài thông số của cửa thường dùng, đối với mỗi công trình khác nhau sẽ có những kích cỡ cửa khác nhau. Các bạn có thể tra theo thước lỗ ban để có được kích thước tốt nhất. Tuy vậy điều quan trọng nhất trong việc lấy kích thước cửa vẫn phải đảm bảo được yếu tố về mặt sử dụng lên đầu tiên và tiếp đến là phải đảm bảo được hình thức về kiến trúc cho công trình.
Sau khi đã lựa chon được kích thước cửa phù hợp, bạn sẽ nghĩ tời việc lựa chọn mẫu mà, hình thức cũng như chủng loại cửa. Không chỉ đơn thuần như trước đây trong các công trình thường sử dụng một loại duy nhất là
cửa gỗ, thì ngày nay trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều các loại cửa khác nhau như cửa gỗ, cửa nhôm kính, cửa sắt, cửa kính, cửa nhựa lõi thép … mỗi loại đều có những đặc điểm và tính năng riêng biệt phù hợp với từng loại không gian khác nhau.