Trước tình trạng diện tích đất dành cho nhà ở tại các thành phố lớn ở nước ta ngày càng thu hẹp, thì
thiết kế nhà ống là một trong những giải pháp tốt nhất cho gia đình bạn. Tuy nhiên khi quyết định xây dựng nhà ống, gia chủ cần lưu tâm những vấn đề về kiểu dáng kiến trúc, công năng, kết cấu, ánh sáng…..phải được tính toán kỹ lưỡng nhằm mang lại một không gian sống hợp lý, đáp ứng tối đa nhu cầu sinh hoạt của gia chủ. Điều đó đòi hỏi kiến trúc sư phải có kinh nghiệm thực tế và vận dụng được sự hài hoà trong không gian chuẩn, không lãng phí để có một
thiết kế nhà ống đẹp. Một số gợi ý sau từ các kiến trúc sư
Vững Xây Cuộc Sống giúp bạn có được một ngôi nhà như ý:
Để ngôi nhà thật sự hài hòa với môi trường sống xung quanh thì thiết kế nhà ống tập trung chú ý đến màu sắc, tạo sự cuốn hút của mọi người đến ngôi nhà từ xa. Tầm nhìn được thu vào tầm mắt bởi sắc trắng và xám của sơn, sắc đen của những thanh gỗ ngôi nhà. Sự kết hợp giữa trắng – đen lun mang đến sự mạnh mẽ, hiện đại trong thiết kế nhà phố đẹp theo đẳng cấp riêng.
Bên cạnh đó, nhà ống với sự hạn chế về chiều ngang đã tạo nên khó khăn về thiết kế cấu trúc do không gian xây dựng không đồng đều giữa chiều ngang và chiều rộng. Do đó, những không gian mặt tiền có kiểu dáng hình hộp là biện pháp giúp tạo cảm giác bề ngang mặt tiền như được nới rộng ra.
Giếng trời cho nhà ống
Nhà càng dài và hẹp càng khó xoay xở, đặc trưng của
thiết kế nhà ống là không gian mỗi nhà (trừ nhà ở góc đường) luôn bị kẹp giữa hai bức tường, nhất là gặp nhà bên cạnh cao hơn, hình thành một loại trường khí mà phong phủy gọi là "vùng sơn xuyên". Vùng này tạo nên hiện tượng gió hút - gió lùa khá mạnh, kèm theo bụi, tạo vùng xoáy ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người cư ngụ.
Vì vậy, đa phần trong các ngôi nhà ống xưa (ví dụ tại các khu phố cổ Hà Nội, Hội An...) luôn có rất nhiều giếng trời hoặc sân trong (thiên tỉnh) để cân bằng âm dương. Mặt khác, nhà ống xưa tuy dài nhưng không xây cao và cấu trúc mái cũng như vị trí mái các nhà khác nhau tạo nên khả năng hút gió tốt và đưa ánh sáng vào sâu trong nhà nhờ các cửa trời
Tùy theo chiều dài và chiều cao của nhà mà quyết định số lượng cũng như kích thước giếng trời, tối thiểu cũng phải có một giếng trời giữa và một giếng trời sau. Nếu nhà có lầu, phần trên và mái có thể nối với nhau bằng thiên kiều (cầu thang đi lại trên cao), cầu thang nên bố trí theo chiều dọc nhà để tiết kiệm diện tích. Sử dụng thêm gương phản chiếu cũng giúp không gian rộng ra và phản hồi lại các xung sát khi lên xuống cầu thang.
Đối với nhà ống có hai mặt tiền, có thể dùng phần ban công trên lầu làm khoảng đệm ngăn nắng nhưng vẫn lấy gió tốt. Giếng trời lúc này không cần thiết mà nên mở hàng loạt cửa sổ hông kết hợp làm che nắng, ban công hay bồn hoa tùy theo hướng cụ thể nhằm tăng sự đối lưu với môi trường bên ngoài.
Tránh thay đổi nhiều trong quá trình thiết kế
Gia chủ tham gia vào thiết kế nhà là đương nhiên vì phải trao đổi với KTS về sở thích, thói quen sinh hoạt, công năng của ngôi nhà. Tuy nhiên khi đã đề bạt mong muốn với KTS gia chủ với chắc chắn đã tính toán và suy nghĩ kỹ lưỡng để tránh sự thay đổi quá nhiều trong thiết kế làm mất thời gian của hai bên. Một số chủ nhà khi có bản vẽ bắt đầu thêm bớt, thay đổi phòng, tận dụng đất... rồi tự nhốt mình vào cái hộp kín bưng. Chủ nhà đòi sao chép lại một mặt tiền nhà đã trông thấy mà quên đi sự kết hợp giữa bên trong và ngoài, dẫn đến sự khập khiễng.
Hài hoà với cảnh quan xung quanh
Khi
xây dựng, nhà lại sát nhà nên không tránh khỏi những “đụng chạm” tới hàng xóm lân cận. Vì vậy, điều trước tiên là nói chuyện và kiểm tra công trình của họ trước khi khởi công để tránh xảy ra xung đột trong quá trình xây dựng. Trên thực tế, không ít trường hợp xảy ra cãi vã, đền bù vì những ảnh hưởng ví dụ như nứt tường….đã xảy ra từ trước nhưng do gia chủ chủ quan không để ý.
Qua những gợi ý trên, hy vọng bạn đã có những kinh nghiệm nhỏ trong việc xây dựng ngôi nhà tương lai.