Tủ âm tường cao cấp thường được chủ động bố trí trong các phòng ngủ để tiết kiệm diện tích và tạo nên cảm giác an toàn, thoải mái trong một không gian thoáng đãng, ít góc cạnh. Bạn cũng có thể tận dụng các gầm cầu thang, các hốc, kẹt trong phòng tắm... để làm thành những nhà kho nhỏ, những tủ kệ đa năng để chứa các vật dụng cần thiết, đồ trang trí, sách báo...
Tủ bếp thiết kế theo lối âm tường để tiết kiệm diện tích cho căn hộ. Tủ âm tường thường được kéo dài chiều cao đến trần nhà tạo sự liền lạc không gian phòng.
Không tạo nên nhiều góc cạnh lồi lõm, những chiếc
tủ âm tường cao cấp lớn kéo dài suốt một mảng tường sẽ rất hữu dụng cho một ngôi nhà nhỏ vì nó vừa chứa được rất nhiều đồ đạc, vừa không làm chia cắt các không gian trong các phòng. Với những không gian nhà phố quá chật hẹp, bạn có thể tạo nên những bức tường, những vách ngăn gấp nếp giữa hai căn phòng để tạo ra những khoảng âm tường có công năng khác nhau.
Một số lưu ý khi làm tủ âm tường:
1 Vị trí đặt tủ:
Trước tiên bạn phải tính xem nên đặt
tủ âm tường ở vị trí nào? Bức tường đó tiếp giáp với phòng nào? Không nên để tủ ở bức tường tiếp xúc trực tiếp với nắng mưa. Bởi chúng rất dễ bị thấm nước, ẩm khiến cho tủ dễ bị hư hại. Cũng không nên để tủ nằm kế phòng tắm vì độ ẩm của phòng tắm cao sẽ khiến tủ dễ bị mốc và có mùi.
2 Giải pháp:
Nếu buộc phải đặt tủ ở những vị trí không thuận lợi thì bên trong phải dán gạch men toàn bộ. Hoặc có thể làm tủ bình thường có kích thước nhỏ hơn khoảng đặt tủ một chút, đẩy tủ vào và trang trí viền xung quanh cho kín đáo những chỗ hở tường với tủ.
Độ âm vào bức tường đặt tủ khoảng từ 55- 60cm là tốt nhất, vì chiều sâu tủ áo cũng tầm 60. Có thể tận dụng những góc sẵn có trong nhà để đặt tủ âm tường nhằm tiết kiệm không gian như gầm cầu thang, khoảng trống trong nhà để tạo thành những chiếc tủ nhỏ xinh.