Nhà phố, chung cư thường có diện tích nhỏ nên sử dụng tủ âm tường là một trong những giải pháp hữu hiệu, vừa giúp tiết kiệm diện tích, lại vừa tiện dụng.
Tủ âm tường thường được thiết kế nhằm giải quyết các góc cạnh do kết cấu của công trình để lại, giải quyết bài toán về tiết kiệm diện tích trong không gian nội thất, làm cho công trình chặt chẽ hơn cả về công năng lẫn bố cục. Do đó,
tủ âm tường rất "đa chức năng", vừa là tủ đựng quấn áo, vừa là kệ, đồng thời lại là ngăn chứa các vật dụng.
Một góc nhỏ để giày déo ngay dưới chân cầu thang lên xuống. Nếu không có ngăn để này, bạn vừa lãng phí diệ tích lại đồng thời phải mua một chiếc tủ giày cồng kềnh đặt phía dưới chân cầu thang. Xét về yếu tố thẩm mỹ, ngăn để giày này đẹp hơn rât nhiều.
Tuy nhiên,
tủ âm tường chỉ nên bố trí ở không gian có công năng và sắp xếp đồ nội thất cố định vì nếu bạn thay đổi không gian hoặc cách sắp xếp
tủ âm tường cơ bản sẽ không thể thay đổi vị trí được.
Có rất nhiều cách thiết kế tủ âm tường như tủ áp nguyên vào mảng tường đối diện với giường ngủ giúp tiết kiệm diện tích, tủ dùng cửa lùa, đựng quần áo và các vật dụng. Công năng của tủ sẽ được sử dụng linh hoạt tùy vào nhu cầu của mỗi người.
Tủ âm tường có thể được đặt trong mọi không gian trong nhà của bạn. Trong phòng tắm, nó sẽ là nơi đặt đủ các loại khăn tắm, nước thơm mà không hề gây choán tầm nhìn của bạn. Đơn giản nhưng lại vô cùng thanh lịch. Bạn có thể đặt thêm một số tiểu cảnh mini để mang thiên nhiên vào phòng tắm của mình.
Thay vì kệ bếp đồ sộ, tủ âm tường để cắt bát đĩa vừa dễ tìm vừa gọn. Tủ kính thay vì tủ kín như bưng truyền thống giúp phòng bếp trông cũng thoáng mắt hơn. Bạn có thể chủ động lấy bất cứ chén, bát, đĩa nào cần sử dụng mà không cần phải đoán mò khi quên vị trí của chúng.